Mô tả
Thành phần
Esomeprazol 10mg
Chỉ định:
Trẻ em từ 1 – 11 tuổi: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược được xác định bằng nội soi. Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
Trẻ em từ 4 tuổi trở lên: Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori.
Cách dùng – Liều dùng:
Đối với liều 10mg: cho toàn bộ lượng thuốc trong gói 10mg vào ly chứa khoảng 15ml nước. Đối với liều 20mg: cho toàn bộ lượng thuốc trong 2 gói 10mg vào ly chứa khoảng 30ml nước. Khuấy đều cho đến khi cốm phân tán hết và để vài phút cho đặc lại. Khuấy lại và uống trong vòng 30 phút.
Không được nhai hoặc nghiền nát cốm. Tráng lại cốc với 15ml nước để đảm bảo đã uống đủ liều.
Trẻ em từ 1 – 11 tuổi, cân nặng ≥ 10kg: Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược được xác định bằng nội soi: Cân nặng ≥ 10 đến < 20kg: 10mg x 1 lần/ngày trong 8 tuần. Cân nặng ≥ 20kg: 10mg hoặc 20mg x 1 lần/ngày trong 8 tuần. Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): 10mg, 1 lần/ngày, trong 8 tuần.
Trẻ em từ 4 tuổi trở lên: Điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori: Kết hợp với hai kháng sinh. Liều dùng khuyến cáo là: Cân nặng < 30kg: dùng đồng thời Nexium 10mg, amoxicillin 25mg/kg cân nặng và clarithromycin 7.5mg/kg cân nặng, 2 lần/ngày trong 1 tuần. 30 – 40kg: dùng đồng thời
Nexium 20mg, amoxicillin 750mg và clarithromycin 7.5mg/kg cân nặng, 2 lần/ngày trong 1 tuần. > 40kg: dùng đồng thời Nexium 20mg, amoxicillin 1g và clarithromycin 500mg, 2 lần/ngày trong 1 tuần.
Người tổn thương chức năng thận: Không cần phải điều chỉnh liều. Thận trọng khi điều trị.
Người tổn thương chức năng gan: Không cần phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương gan ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân > 12 tuổi suy gan nặng: không nên dùng quá liều tối đa 20mg. Ở trẻ 1 – 11 tuổi suy gan nặng: không nên dùng quá liều tối đa 10mg.
Chống chỉ định:
Tiền sử quá mẫn với esomeprazol, phân nhóm benzimidazol hay các thành phần khác trong công thức.
Không nên sử dụng esomeprazol đồng thời với nelfinavir.
Tác dụng phụ:
Thường gặp: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn/nôn; nhức đầu.
Ít gặp: chóng mặt; khô miệng; tăng men gan; phù ngoại biên; gãy xương hông, xương cổ tay hoặc cột sống; choáng váng, dị cảm, ngủ gà; mất ngủ; viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay.
Hiếm gặp: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu; nhìn mờ; viêm miệng, nhiễm candida đường tiêu hóa; khó ở, tăng tiết mồ hôi; viêm gan có hoặc không vàng da; phản ứng quá mẫn như là sốt, phù mạch, phản ứng phản vệ/sốc phản vệ; giảm natri máu; đau khớp, đau cơ; rối loạn vị giác; kích động, lú lẫn, trầm cảm; co thắt phế quản; hói đầu, nhạy cảm với ánh sáng.
Rất hiếm gặp: mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu; suy gan, bệnh não ở bệnh nhân đã có bệnh gan; yếu cơ; nóng nảy, ảo giác; viêm thận kẽ, ở một vài bệnh nhân suy thận cũng được báo cáo đồng thời; nữ hóa tuyến vú; hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, hoại tử biểu bì gây độc (TEN).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.